Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn như thế nào để không bị hao hụt?

26-07-2025

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn như thế nào để không bị hao hụt?

Bổ sung các loại khoáng chất và vitamin vào thức ăn của vật nuôi là rất cần thiết. Tuy nhiên việc không có kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn có thể sẽ làm hao hụt trong quá trình trộn, bảo quản hoặc cho ăn. Do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng, ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi. Cùng Aquavet đọc hết bài viết để biết những kỹ thuật trộn đúng nhé. 

Kỹ thuật khoáng và vitamin vào thức ăn như thế nào để không bị hao hụt

Tại sao cần bổ sung khoáng và vitamin vào thức ăn?

Khoáng và vitamin đóng vai trò quan trọng then chốt trong quá trình trao đổi chất, tăng trưởng, sinh sản cho vật nuôi.

Các khoáng chất như Magie, Canxi, Photpho, Kẽm, Đồng, Sắt,... sẽ hỗ trợ chức năng thần kinh, cấu trúc xương, sinh sản và bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh khác. Trong khi đó, vitamin sẽ giúp điều hoà enzyme, thúc đẩy quá trình tổng hợp của protein, đồng thời hỗ trợ các phản ứng sinh hóa trong cơ thể của vật nuôi.

Với những điều kiện nuôi công nghiệp, vật nuôi sẽ rất khó nhận được đủ lượng khoáng hay vitamin cần thiết từ trong lượng thức ăn tự nhiên. Vậy nên, việc bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng thông qua thức ăn bổ sung là một giải pháp cần thiết. 

>>> Xem thêm: Lợi ích của Bacillus Subtilis trong nuôi trồng thuỷ sản

Nguyên nhân gây hao hụt khi trộn khoáng và vitamin vào thức ăn

Tuy người nuôi đã bổ sung các khoáng chất và vitamin vào thức ăn nhưng vẫn có thể bị mất hoặc vật nuôi sẽ không được hấp thụ tốt do những nguyên nhan sau đây:

  • Tác động của ánh sáng và oxy: Bởi vì tính chất của vitamin là dễ bị oxy hoá khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên sẽ gây mất hoạt tính.
  • Tương tác giữa những vi chất: Một số loại khoáng và vitamin kết hợp sẽ làm giảm đi công dụng của nhau. Ví dụ như canxi sẽ cạnh tranh sự hấp thu với kẽm, sắt sẽ oxy hóa vitamin C.
  • Tác động của nhiệt độ: Với những loại vitamin C, E, A dưới nhiệt độ cao rất dễ bị phân huỷ, đặc biệt là khi chế biến thức ăn dùng phương pháp ép nhiệt.
  • Phân bố lúc trộn không đều: Người nuôi không trộn đúng kỹ thuật sẽ làm cho vi chất không phân bố đều trong thức ăn và bị vón cục. Do đó mà vật nuôi sẽ không nhận đủ lượng chất dinh dưỡng như khuyến cáo. 
  • Bảo quản không đúng cách: Các yếu tố môi trường như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ đều có thể gây giảm đi chất lượng của khoáng và vitamin có trong thức ăn nếu bảo quản không đúng tiêu chuẩn.

>>> Xem thêm: Giảm thức ăn khi trời mưa - Chiến lược nuôi tôm hiệu quả và bền vững cùng Super Bio

Các kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn để giảm hao hụt 

Để đạt được hiệu quả khi dùng và giảm sự hao hụt những vi chất trong thức ăn, cần áp dụng những nguyên tắc sau:

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn áp dụng dạng vi bọc (encapsulation)

Với những loại vitamin dễ bị phân huỷ như C, E, A, người nuôi nên chọn loại công nghệ bao vi (microencapsulated) để giúp bảo vệ những hoạt chất khỏi ánh sáng, nhiệt độ, oxy. Điều này rất quan trọng khi trộn vào thức ăn ép viên. 

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn theo thứ tự từ ít đến nhiều

Để vi chất trong chất khoáng và vitamin không phân bố đều, người nuôi nên trộn theo phương pháp cấp độ sau:

  • Trộn vitamin và khoáng vào thức ăn với một lượng nhỏ thức ăn → sau đó tiếp tục trộn với lượng thức ăn lớn hơn → trộn đều lần cuối với toàn bộ lượng thức ăn. 
  • Người nuôi có thể dùng máy trộn cánh đảo hay máy trộn dạng trục vít ngang để tăng tính đồng đều khi trộn.

Các kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn để giảm hao hụt

Các kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn để giảm hao hụt

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn cùng chất kết dính

Một số cơ sở trộn vi chất vào thức ăn bằng cách hoà tan vào dầu cá hoặc chất kết dính như gelatin, molasses,... để:

  • Giảm sự phân tán ra môi trường nước
  • Hạn chế các vi chất bị rửa trôi trong nước ao
  • Khả năng bám dính tốt trên bề mặt của viên thức ăn

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn dùng ngay trong ngày

Nên trộn khoáng và vitamin trước khi dùng và chỉ nên trộn đủ lượng cho một lần ăn, không nên trộn quá nhiều. Nếu trộn sẵn để cho ăn trong nhiều ngày sẽ làm giảm đi chất lượng vi chất theo thời gian.

Một số lưu ý khi bảo quản 

  • Hỗn hợp khoáng và vitamin chưa trộn vào thức ăn cần được bảo quản trong bao kín, tránh ánh nắng trực tiếp và để nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Sử dụng hỗn hợp khoáng và vitamin trước hạn sử dụng được in trên bao bì, tránh dùng hàng tồn kho lâu ngày.
  • Nhiệt độ trong kho chứa khoáng và vitamin không vượt quá 30°C, độ ẩm dưới 60%.

>>> Xem thêm: Cách xử lý ao nuôi nhiễm phèn hiệu quả

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự hiểu biết và tuân thủ theo đúng quy trình nghiêm ngặt để đạt hiệu quả tối đa. Việc thực hiện theo đúng kỹ thuật không chỉ giúp giảm hao hụt, tiết kiệm chi phí mà còn góp phần nâng cao năng suất và cả chất lượng vật nuôi, nhất là trong điều kiện chăn nuôi thuỷ sản với quy mô lớn và chăn nuôi thâm canh. Đồng thời bà con cũng nên tìm hiểu và áp dụng những phương pháp trộn phù hợp để vật nuôi được phát triển khoẻ mạnh và tăng trưởng nhanh.