Nước thải hay còn được gọi là nguồn nước thô, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,...Những nguồn nước này chứa các vi sinh vật, chất gây ô nhiễm, hóa chất độc hại. Như bạn cũng biết, nước thải hàng ngày chúng ta sinh hoạt từ nhà ở, nhà vệ sinh trường học. Cơ sở kinh doanh hay thậm chí cả nhà máy đều chảy vào hệ thống cống rãnh của thành phố. Về cơ bản, xử lý nước thải là một quá trình nhiều bước đảm bảo rằng nguồn nước được xác định ở mức độ chấp nhận được, để chuyển nước thải thành nước tái sử dụng hoặc sau đó có thể đưa trở lại môi trường. Hiện nay chúng ta có rất nhiều hóa chất xử lý nước cùng thiết bị tiên tiến để dễ dàng loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Các giai đoạn gồm:
Giai đoạn 01: Sàng lọc thô
Thu gom nước thải là bước đầu tiên của quy trình. Toàn bộ nguồn nước này được dẫn vào điểm trung tâm. Chú ý các đường ống không bị rò rỉ và người lao động thao tác phải trang bị quần áo bảo hộ.
Loại bỏ các cặn bã lớn để tránh làm hỏng máy bơm, van và các thiết bị khác. Ngoài ra các vật thể lớn này sẽ cản trở dòng chảy của nước. Ví dụ như: mảnh gỗ, nhựa, chai lọ vỡ, vải vụn, dầu mỡ,....Các vật thể này phải được sàng lọc và đưa ra ngoài để xử lý rác thải. Quá trình sàng lọc này cần phải có vì vật thể lớn không dễ dàng phân hủy hay tự phân hủy được. Những thiết bị được thiết kế đặc biệt để thực hiện tất cả các chức năng này như thanh chắn, lưới lọc nhằm loại bỏ sản phẩm không mong muốn.
Giai đoạn 02: Loại bỏ sạn/cát
Bằng cách cho dòng chảy chạy qua buồng chứa sạn. Có một số loại buồng chứa sạn (nằm ngang, tạo khí hoặc xoáy) kiểm soát dòng chảy của nước, cho phép sạn nặng rơi xuống đáy buồng; Nước và chất hữu cơ tiếp tục chảy sang giai đoạn tiếp theo của quá trình. Hạt sạn được loại bỏ vật lý từ đáy của buồng và cho ra ngoài.
Giai đoạn 03: Bể lắng sơ cấp
Tách chất hữu cơ rắn ra khỏi nước thải. Quá trình thực hiện đơn giản bằng cách đưa nước thải vào các bể lắng để phân thành hai. Các chất rắn hữu cơ hay còn gọi là bùn sẽ chìm xuống đáy. Sau đó bùn sẽ bơm đến thiết bị phân hủy hoặc khu vực xử lý làm khô và thường được sử dụng làm phân bón. Tốc độ lắng thích hợp là một chỉ số quan trọng cho việc bể lắng hoạt động tốt như thế nào. Điều chỉnh tốc độ dòng chảy vào bể lắng có thể giúp người vận hành tiết kiệm thời gian và hiệu quả lắng. Nếu dòng nước chảy quá nhanh hoặc chậm sẽ ảnh hưởng đến thời gian xử lý. Ở trên cùng, các dầu mỡ nổi lên tạo thành một lớp màn. Sau đó đưa đến thiết bị phân hủy. Trong bước này, hóa chất cũng có thể được thêm vào để loại bỏ phốt pho.
Giai đoạn 04: Sục khí
Trong bước này, nước thải được xử lý gần hết. Không khí được bơm vào bể sục khí để chuyển hóa NH3 thành NO3. Sau khi chuyển đổi thành NO3, vi khuẩn bị loại bỏ, tách các phân tử oxy khỏi các phân tử nitrat và nitơ. Trọng tâm của quá trình xử lý nước thải là tăng tốc phá vỡ các chất hữu cơ, vi khuẩn. Chức năng chính của bể sục khí là bơm oxy vào bể để thúc đẩy sự phân hủy của bất kỳ chất hữu cơ nào (và sự phát triển của vi khuẩn), cũng như đảm bảo có đủ thời gian để chất hữu cơ bị phân hủy. Xử lý sinh học xảy ra ở bước này rất giống với hoạt động xảy ra ở đáy hồ và sông, nhưng ở những khu vực này, quá trình suy thoái phải mất nhiều năm mới hoàn thành.
Quá trình sục khí có thể được thực hiện bằng cách bơm và làm tan không khí vào bể hoặc thông qua việc khuấy mạnh để thêm không khí vào nước. Mức độ khí oxy [O2] dưới 2 ppm sẽ tiêu diệt vi khuẩn. Các phép đo amoniac và nitrat thường dùng để đo hiệu quả của vi khuẩn trong việc chuyển đổi NH3 thành N2. Một thông số quan trọng để đo lường trong xử lý nước thải là nhu cầu Oxy Sinh hóa (BOD). BOD là một chỉ số đại diện cho lượng vật chất hữu cơ hiện có và hiệu quả của quá trình phân hủy vật chất hữu cơ.
Giai đoạn 05: Bộ lọc thứ cấp
Nước thải đã qua xử lý được bơm vào bể lắng thứ cấp để cho phép lắng cặn hữu cơ còn lại ra khỏi dòng nước đã xử lý. Khi nước thải ra khỏi quá trình sục khí, nó chảy vào bể lắng thứ cấp, giống như bể lắng sơ cấp, bất kỳ chất rắn (hoặc hạt mịn) rất nhỏ nào cũng chìm xuống đáy bể. Những chất rắn nhỏ này được gọi là bùn hoạt tính gồm các vi khuẩn hoạt động. Bùn hoạt tính được bơm liên tục từ đáy bể lắng này để quay trở lại bể sục khí. Nước chảy từ bể lắng thứ cấp về cơ bản đã giảm đáng kể chất hữu cơ, xử lý hơn 90% và đạt được các thông số kỹ thuật đầu ra dự kiến.
Quá trình khử trùng là một phần không thể thiếu trong quá trình xử lý nước thải. Chlorine được thêm vào để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào còn sót lại trong khoang tiếp xúc và khử các mùi hôi. Khử trùng bằng clo là loại hóa chất phổ biến và rẻ tiền nhất, nhưng khử trùng bằng ozon và tia cực tím cũng đang ngày càng phổ biến. Nếu bạn sử dụng chlorine, điều quan trọng là phải kiểm tra nồng độ clo dư thừa để đảm bảo chúng ở mức chấp nhận được trước khi đến bước tiếp theo.
Ở giai đoạn này, nước thải được xử lý đến mức tạo nguồn nước đầu ra có chất lượng gần như chất lượng nước uống. Vì các vi sinh vật gây bệnh vẫn còn bên trong, nước thải phải được khử trùng khoảng 20-30 phút bên trong các bế chứa hóa chất xử lý. Ví dụ như natri hypoclorit hay clo. Công đoạn này đòi hỏi thiết bị đặc biệt, người vận hành có tay nghề và đào tạo sử dụng hóa chất bài bản.
Giai đoạn 07 - Phân tích và kiểm tra chất lượng nước
Kiểm tra mức độ pH, amoniac, nitrat, phốt phát, oxy hòa tan và clo dư để xem nước đạt yêu cầu chưa. Mặc dù việc kiểm tra diễn ra liên tục trong suốt quá trình xử lý nước thải nhưng bước kiểm tra cuối cùng được thực hiện để đảm bảo nguồn nước ra khỏi nhà máy đáp ứng các thông số kỹ thuật. Nước đã qua xử lý thường ở trạng thái rất ổn định, nếu cần thiết để đưa lượng oxy hòa tan lên mức cho phép hãy sục khí.
Giai đoạn 8 - Đưa trở lại môi trường
Sau khi đáp ứng tất cả các thông số kỹ thuật của giấy phép, nước sạch được đưa trở lại môi trường.
Có thể thấy quá trình xử lý nước thải được coi là một tiến trình rất phức tạp và tốn kém. Mặc dù điều này không hoàn toàn phủ nhận, nhưng quá trình này rất quan trọng và cần thiết. Để biết thêm thông tin hoặc mua hóa chất xử lý nước, vui lòng liên hệ với Aquavet.