Mật rỉ đường là sản phẩm phụ của ngành sản xuất đường, nó có màu nâu sẫm, dạng siro đặc được tạo ra trong quá trình chiết xuất đường từ mía hay củ cải đường. Thành phần của mật rỉ đường sucrose, glucose và fructose. Gồm 22% nước, 75% carbohydrate và một lượng nhỏ vitamin/khoáng chất như mangan, magiê, sắt, kali và canxi. Nó có vị ngọt gần giống như mật mía nấu ăn nhưng chất lượng sẽ thấp hơn mật mía, vì mật rỉ đường thu được dưới dạng bã thải.
1. Thông thường cây mía được thu hoạch xong sẽ tước lá. Ép mía thành nước, sau đó khuếch tán và đun sôi cho đến khi nước mía bay hơi còn lại siro. Chất này được đưa vào máy ly tâm để tách các tinh thể đường thô ra khỏi sirô, phần còn lại là mật đường. Kết quả của việc đun sôi và lọc các tinh thể đường đầu tiên này được gọi là mật đường (mật mía). Chúng thường được dùng cho nấu ăn như làm bánh nướng, nước xốt và siro nhờ có hàm lượng đường cao nhất.
2. Mật đường lần 1 sẽ tiếp tục đun sôi lần thứ hai và chiết xuất đường tiếp. Đường thu được từ lần 2 này vẫn sử dụng để tạo vị ngọt. Siro đọng lại sẽ thành mật đường lần 2.
3. Lần đun thứ ba của mật đường tạo ra mật rỉ đường, màu nâu sẫm và đặc. Nó vẫn chứa các vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như canxi, magiê, kali và sắt. Nhưng nồng độ thấp hơn nhiều so với mật đường lần 1.
Sản xuất đường thương mại gồm quá trình lặp đi lặp lại bay hơi, kết tinh, ly tâm nước ép từ mía/củ cải đường. Cặn lỏng cuối cùng thu được chính là mật rỉ đường, tuy không xịn như đường tinh luyện thành phẩm nhưng nó vẫn chứa một tỷ lệ đáng kể các chất dinh dưỡng.
Mật rỉ đường có rất nhiều công dụng, ứng dụng trong công nghiệp nhờ các đặc tính sinh học có lợi và liên kết của nó như:
Đóng bánh thép: Ngành công nghiệp thép tạo ra một lượng chất thải đáng kể, ở dạng bụi quá mịn khó xử lý. Việc kết dính chất thải này lại với nhau thành các viên bụi thép có giá trị và giảm chi phí vận hành của nhà máy. Mật rỉ đường trộn với vôi là chất kết dính lý tưởng để làm điều này, cả về mặt vật lý và môi trường đều chấp nhận được.
Đóng bánh than: Khi than được khai thác, rất nhiều hạt mịn được tạo ra. Bụi than ít được sử dụng, trừ khi chúng ràng buộc để kết hợp lại với nhau thành một viên nén. Mật rỉ đường được sử dụng làm chất kết dính cho than bánh ở cả lĩnh vực gia dụng và công nghiệp, vì nó không giải phóng các chất ô nhiễm khi đốt. Tương tự như than, nó cũng kết dính bột cacbon mịn dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn.
Xử lý sinh học: Là một quá trình liên quan đến việc làm sạch các chất ô nhiễm độc hại trong đất hoặc nước, bằng cách sử dụng các vi sinh vật. Một ví dụ phổ biến là sử dụng vi sinh vật để loại bỏ các hợp chất nitơ không mong muốn, chẳng hạn như amoniac, nitrit và nitrat. Mật rỉ đường là nguồn cung cấp thức ăn rất tốt cho các vi sinh vật này, vì nó chứa năng lượng sẵn có ở dạng đường và nhiều loại vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại của vi sinh vật.
Tiêu hóa kỵ khí: Phân hủy kỵ khí là quá trình vi sinh vật phân hủy trong điều kiện không có oxy để tạo ra khí sinh học. Khí sinh học sau đó có thể được sử dụng để sản xuất nhiệt và điện trong khi chất phân hủy dùng như phân bón. Mật rỉ đường có thể được sử dụng như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cao trong quá trình này vì nó có nguồn carbohydrate bổ sung sẵn giúp kích thích và tăng mức độ hoạt động của vi sinh vật.
Phân bón: Mật rỉ đường cung cấp một nguồn dinh dưỡng vĩ mô có giá trị dùng pha trộn để tạo ra nhiều loại dung dịch phân bón lỏng hiệu quả và kinh tế. Các chất dinh dưỡng trong mật thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng và tăng cường hàm lượng vi sinh vật có ích trong đất. So với các loại phân bón được sản xuất, mật rỉ đường là một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho người nuôi trồng.
Thức ăn chăn nuôi: Từ lâu, mật rỉ đường đã được sử dụng làm thức ăn gia súc gia cầm nhưng tỷ lệ này khá thấp cho đến khi các nhà nghiên cứu cho thấy vào năm 1960 rằng nó là một chất thay thế thích hợp cho các loại hạt ngũ cốc.
Một trong những chất hiệu quả nhất để loại bỏ TAN trong ao nuôi trồng thủy sản. Bạn biết rồi đấy, trong nước amoniac (NH3) tồn tại ở trạng thái cân bằng với các ion amoni hòa tan (NH4+). TAN (tổng nitơ amoniac) là tổng lượng nitơ ở dạng NH3 và NH4+ trong nước. Trong nuôi trồng thủy sản, nồng độ TAN phải nhỏ hơn 0,5 mg/L. Vì nó có bản chất phần lớn là carbohydrate, chứa nhiều carbon và không chứa Nitơ. Thêm mật rỉ đường vào nước sẽ làm vi sinh vật sinh sản, tiêu thụ nitơ.
Để đạt được kết quả tốt nhất, ao nuôi tôm cần được sục khí. Sục khí sẽ cải thiện đáng kể tốc độ sinh sản và ngăn chặn bất kỳ hoạt động yếm khí nào tác động tiêu cực đến chất lượng nước. Một số enzym có thể được đưa vào cùng với mật rỉ đường sẽ liên kết với cacbon và làm cho vi khuẩn dị dưỡng tiêu thụ dễ dàng hơn. Điều này có tác dụng vừa tăng tốc độ phản ứng vừa diễn ra trọn vẹn, ít hao phí hơn. Sử dụng các enzym kết hợp với mật rỉ đường có lợi ích bổ sung, phá vỡ các chất hữu cơ tích tụ do sự phát triển của vi khuẩn.
Nồng độ của amoniac và nitrit giảm đáng kể khi thêm mật rỉ đường vào nước. Trong khi tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng lợi nhuận tăng lên đáng kể. Những ứng dụng của mật rỉ đường giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Các hộ chăn nuôi thủy sản có thể khai thác tiềm năng mật rỉ đường giúp thủy sản phát triển nhanh hơn. Từ đó tăng năng suất và lợi nhuận. Cuối cùng, nếu bạn cần tư vấn về sản phẩm mật rỉ đường hay cách sử dụng chi tiết. Hãy gọi chúng tôi, AQUAVET luôn có đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, đồng hành cùng bạn trong nuôi trồng. Hân hạnh được hợp tác!